Thiết bị điện Roman

Truy cập website: http://roman.vn để xem các sản phẩm về thiết bị điện

Đèn trang trí Roman

Đèn trang trí Roman mang đẳng cấp đến ngôi nhà của bạn. Truy cập website http://dentrangtriroman.vn để xem thêm các sản phẩm của chúng tôi.

Chăn ga gối Miranda

Toàn bộ sản phẩm chăn ga gối đệm được thiết kế tại tập đoàn AEC do các nhà thiết kế chuyên nghiệp sáng tạo, Miranda mang theo mình nét tinh tế đặc trưng của phong cách thiết kế Châu âu, với quy trình sản xuất tiên tiến và dịch vụ chuyên nghiệp, Miranda mang tới thị trường Việt Nam những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đồng thời lại thích hợp với khí hậu và cá tính của người tiêu dùng nội địa..

Công ty cổ phần Tam Kim

Công ty Cổ phần TAM KIM là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết bị ngành điện nước với các thương hiệu đã được khẳng định như: ROMAN - thiết bị ngành Điện, đèn trang trí. SUNMAX và KOHAN - thiết bị ngành Điện Nước..

Công ty cổ phần Tam Kim

Khởi đầu chỉ với 50 nhân sự, trải qua 14 năm hình thành và phát triển với sự tâm huyết của Ban lãnh đạo và CBCNV, đến nay TAM KIM đã có hệ thống Chi nhánh tại 3 miền Bắc - Trung - Nam với gần 800 CBCNV và một nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam với tổng diện tích 3,2 ha đã xây dựng hoàn thiện. Hiện nay, TAM KIM đang xây dựng thêm một Nhà máy thứ hai tại Phủ Lý - Hà Nam với diện tích 6 ha nhằm phát triển sản phẩm và tăng quy mô doanh nghiệp.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Nói là gieo, nghe là gặt



Trong công việc kinh doanh, chúng ta đều biết, điều quan trọng đầu tiên là phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Để làm tốt điều này, chắc chắn bạn phải biết “lắng nghe”.

Trong cuộc sống, kỹ năng nghe cũng rất quan trọng, vì nghe nhiều thì hiểu nhiều. Có câu: “Nói là gieo, nghe mới là gặt”. Nếu bạn biết cách nghe, không những bạn có thể thu hoạch nhiều điều thú vị từ những người xung quanh mà bạn còn tạo ra được hình ảnh một người biết lắng nghe, tôn trọng người khác. Nghe có hiệu quả hơn là đọc, bởi vì ai đó có thể đọc cả một cuốn sách, nhưng họ chỉ kể lại cho bạn một vài chương họ tâm đắc nhất. Có thể nói, trong bốn kỹ năng giao tiếp: Nghe – Nói - Đọc - Viết, thì Nghe là quan trọng nhất.
Vậy mà, trong toàn bộ chương trình giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, không có một tiết học nào dạy học sinh kỹ năng nghe. Có một nghịch lý trong nhà trường của chúng ta là, kỹ năng Viết được sử dụng ít nhất thì được học nhiều nhất, kỹ năng Đọc và Nói dùng nhiều hơn thì được học không đáng kể, còn kỹ năng Nghe được dùng nhiều nhất thì không được học gì cả. Vì thế nói chung, nhiều người trong chúng ta không có kỹ năng nghe một cách hiệu quả.
Nghe không hiệu quả là nghe mà không thu nhận được thông tin/ hoặc thu nhận thông tin sai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc nghe không có hiệu quả như:
-         Có người giả vờ nghe.
-         Có người không tập trung nghe, vừa nghe vừa làm/ hoặc nghĩ chuyện khác.
-         Có người cho rằng mình biết rồi, không cần nghe.
-         Có người coi thường người nói, cho rằng anh ta không thông minh, chắc toàn nói chuyện nhảm nhí.
-         Có người vừa nghe vừa võ đoán.
-         Có người thích nói hơn nghe, hay cắt ngang lời người khác.
-         Có người mất kiềm chế cảm xúc khi nghe những điều trái tai.
Muốn nghe có hiệu quả, bạn cần chú ý những điểm sau:
-         Tập trung lắng nghe.
-         Giữ liên hệ với người nói bằng ánh mắt, cổ vũ người nói.
-         Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
-         Hỏi khi chưa hiểu rõ.
-         Nghe xong hãy nói: không ngắt lời khi không thật cần thiết, không vội vàng tranh cãi, không tranh nói.
Có câu “Đi một đàng học một sàng dại, sàng đi sàng lại mới được tý khôn”. Không phải tất cả những gì bạn nghe được đều xuất sắc, nhưng nếu bạn chịu khó sàng lọc thì bao giờ cũng có những ý hay, có thể dùng được. Sau mỗi buổi nói chuyện, bạn nên nhớ lại toàn bộ nội dung, tìm ra các ý hay, có thể hỏi lại và ghi chép những thông tin cơ bản.
Kinh nghiệm cá nhân:
Trong các lần giao tiếp với khách hàng, tôi thường nói nhiều hơn nghe (thật là sai lầm!). Một lần nói chuyện với một khách hàng, tôi quyết định chỉ hỏi và lắng nghe từ đầu đến cuối. Hôm đó tôi thu hoạch được rất nhiều kiến thức, đồng thời được chính vị khách hàng này kể lại với nhiều người khác rằng “nói chuyện với cậu ấy rất thú vị”. Thế mới biết, lắng nghe là một cách tuyệt vời để tiếp chuyện với khách hàng.













Nguyên tắc khi nói chuyện



Giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện trực tiếp nhất, rõ ràng nhất để mọi người có thể hiểu nhau. Thành công trong mối quan hệ giữa người và người, trong gia đình, ngoài xã hội, thân tình hay xa lạ, công việc hay tình cảm, đều phụ thuộc phần lớn vào ngôn ngữ ứng xử của chúng ta. Để chiếm được cảm tình của mọi người và giữ vững mối thiện cảm ấy, bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc như sau:

1.                 Mục đích quan trọng trước tiên của việc nói chuyện là THÔNG TIN. Nếu bạn không lưu ý đến cách nói chuyện của mình, bạn có thể tuỳ hứng nói rất nhiều, nhưng người nghe không hiểu được bao nhiêu, hoặc bạn nói quá nhiều chuyện lan man, đan xen nhau lẫn lộn giữa chuyện này với chuyện khác, nên việc đầu tiên bạn phải làm là xác định trong đầu số câu chuyện mình muốn nói (bao nhiêu nội dung), sau đó sắp xếp theo trình tự thời gian, trình tự quan trọng hoặc trình tự hợp lý, dễ hiểu (nếu các câu chuyện có liên quan) v.v...để trình bầy từng chuyện một. Sự chuẩn bị này rất cần thiết để bạn giao tiếp sau đó. Nếu bạn nói năng không rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, người nghe sẽ khó chịu, bực mình, đánh giá năng lực của bạn và tất nhiên rất bất lợi cho bạn trong việc chiếm cảm tình của họ sau đó.
2.                 Để đạt yêu cầu về thông tin, bạn cần phải nói từng chuyện một rõ ràng. Muốn truyền đạt một nội dung rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ, các bạn cần tuân theo quy tắc 6W là : WHO (ai), WHAT (cái gì), WHEN (khi nào), WHERE (ở đâu), WHY (tại sao) HOW (thế nào). 
3.                  Lưu ý các bạn rằng , điều quan trọng nhất trong thuật nói chuyện là thuật lắng nghe. Bạn nên nhớ rằng mọi người đều chú ý đến mình nhiều hơn tất cả mọi thứ trên đời và tất nhiên người ta luôn muốn nói về thứ họ quan tâm. Vì thế, tâm lý chung ai cũng thích nói về mình.  Cho nên trừ khi bạn là diễn giả thì mọi người đến nghe đều xác định là họ đến để nghe bạn nói, họ sẽ tập trung theo dõi câu chuyện của bạn. Nhưng, nếu bạn ngồi nói chuyện tay đôi với một ai đó, bạn hãy tin chắc rằng họ muốn nói về họ hoặc những điều họ đang quan tâm, đang bức xúc, cho bạn nghe, nhiều hơn muốn nghe bạn nói. Vì vậy, người nói chuyện khôn ngoan là người biết lắng nghe người đối diện một cách chân thành. Chỉ cần bạn chăm chú lắng nghe, theo dõi câu chuyện của họ, đồng cảm, chia sẻ với họ những buồn vui, bạn có thể góp ý chân tình vì sự bình an, hạnh phúc hay quyền lợi của họ trong cuộc sống. Như thế bạn đã có thể trở thành “người nói chuyện hay” được ưa thích nhất. Đó bởi vì ai cũng có lúc muốn tìm một người nào đó “biết nói chuyện” để lắng nghe những điều họ muốn nói. Điều tối kỵ trong lúc đang nói chuyện là bạn làm một cái gì đó, ví dụ như đọc báo, chơi game, làm việc v.v… Cho dù lúc ấy bạn có chú ý đến câu chuyện của họ hay không thì người nói chuyện với bạn cũng rất “không hài lòng” với thái độ ấy.
4.                 Luôn biết khen ngợi người đối diện một cách thành thật và tế nhị. Điều này tuy không dễ, nhưng khi chúng ta quan tâm đến người đang nói chuyện với mình, bao giờ ta cũng tìm ra một điều gì đó nơi họđể khen ngợi, hoặc ở ngoại hình, hoặc sức khoẻ, hoặc tài năng, hoặc phẩm chất đạo đức v.v… Những lời khen ngợi thành thật và tế nhị của chúng ta làm vui lòng người đối diện, đó là một nét văn hoá đẹp trong giao tiếp, một hành động tốt mang tính đạo đức (vì đã tặng cho người khác một niềm vui), một cách rèn luyện phẩm hạnh cá nhân (vì thật sự nhìn nhận ưu điểm của người khác là một cách bào mòn tính ganh tị trong bản năng của mỗi người). 
5.                 Vui vẻ luôn là chất dầu bôi trơn câu chuyện của mọi người. Mọi vấn đề dù căng thẳng đến đâu, nghiêm trọng thế nào, nhưng khi người ta trao đổi với nhau bằng sự cảm thông, cởi mở, tích cực và thiện chí thì câu chuyện luôn đi theo hướng tốt đẹp và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn là người có năng khiếu hài hước thì điều đó thật là tuyệt vời. Bạn có thể làm cho mọi người quanh bạn trở nên vui tươi, yêu đời, hào hứng thì quả thật bạn là người vô cùng hấp dẫn và thú vị. Điều đó chẳng khác nào bạn may mắn sở hữu một kho tàng vô giá mà không phải ai muốn cũng có được. Hài hước là một năng khiếu tự nhiên, bẩm sinh và là một môn học “khó” vì nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong thực tế sinh động của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta tận tình muốn “học” thì dần dần những câu nói của chúng ta sẽ mang tính hài duyên dáng.
6.                 Góp ý chân thành. Tiếng nói từ trái tim chân thành của ta sẽ khơi dậy phản ứng chân thành nơi người đối diện. Với cách nói chuyện này, ta khéo léo giữ được thiện cảm với mọi đối tượng, cho dù họ có đang là đối thủ của ta ở mặt này hay mặt khác trong xã hội. 
7.                 Không phê phán, chỉ trích bất kỳ ai nếu chỉ vì họ đi ngược lại với quan điểm hoặc ý kiến mình. Điều đó có nghĩa là mình tránh đụng chạm khi còn có thể tránh được. Các bạn cứ nghĩ rằng một câu nói mích lòng cũng giống như một vụ va chạm giao thông, nhưng hậu quả của câu nói thì rất nhiều khi chúng ta không thể nhìn thấy “tai nạn” trước mắt, nhưng tai nạn do nó gây ra thì quả thật khó lường.
8.                 Thận trọng đối với người thân và thuộc cấp. Tâm lý chung của chúng ta là, khi ra ngoài, chúng ta chú ý đến mình rất nhiều, từ ngoại hình đến ngôn ngữ, tác phong, cử chỉ. Chúng ta ngại người bên ngoài đánh giá, ngại họ không nể nang, yêu mến, kính trọng ta. Ta quan tâm đến những người mình chỉ gặp thoáng qua giây lát, từ anh tài xế taxi đến cô tiếp viên nhà hàng…ta nói năng đúng mực, xử sự đàng hoàng, không làm điều gì, nói câu gì cho họ muộn phiền bực bội.






Biên tập
Đào Thu Hương






Lời nói chẳng mất tiền mua…



Lời nói là công cụ, là phương tiện giao tiếp giữa người với người. Lời nói phản ánh trạng thái tâm sinh lý con người. Qua lời nói thể hiện rõ tình cảm, ý chí, tinh thần, phong cách của người nói, đồng thời cũng ảnh hưởng tác động hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực đối với người nghe và đối với cả chính mình. 

Những lời nói thuận tai, thật thà, chân tình, ôn hòa, cởi mở, điềm đạm... đều gây ảnh hưởng thiện cảm, tích cực. Những lời nói khó nghe, giả dối, gắt gỏng, quát tháo, tục tĩu, xu nịnh, lăng mạ... đều gây tiêu cực, phản cảm. “Con người cần 2 năm để học nói và cần 60 năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói”. Châm ngôn, thành ngữ Việt Nam có nhiều câu rất có ý nghĩa: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “lời ngọt lọt đến xương”, “lời đau nhớ đời”, “người khôn thì cái lưỡi để trong bụng, kẻ ngốc thì bụng dạ để trên lưỡi”... Người biết nói là người biết khi nào cần phải nói, nói cái gì, nói ra sao. Trong gia đình, những lời nói dịu dàng, yêu thương của ông bà, cha mẹ có tác dụng mạnh mẽ sâu sắc trong việc giáo dục, dạy dỗ con cháu, có thể cảm hóa được những con trẻ lỗi lầm, hư hỏng. Ngược lại con cháu cũng phải nói năng lễ phép, ân cần, kính trên, nhường dưới để làm vui lòng ông bà, cha mẹ, anh em đoàn kết, vợ chồng thuận hòa, “tương kính như tân”. Ở cơ quan, công sở, người trên nói với người dưới, người dưới nói với người trên cũng phải chân tình, trung thực, tôn trọng lẫn nhau thì mới có sức thuyết phục, giữ được đoàn kết, nâng cao hiệu suất công việc. Trong bạn bè, ngoài xã hội khi tiếp xúc chuyện trò với nhau cũng phải có những lời nói hay nói đẹp, thân ái, nhường nhịn, trân trọng thì sẽ để lại ấn tượng, tình cảm tốt với nhau. Cho nên bất kỳ ở đâu, lúc nào, trên cương vị nào cũng cần “đặt tri thức lên ngôn ngữ hàng ngày”. “Nói phải củ cải cũng nghe”. Những kết luận của người xưa thật là chí lý. Đó chính là văn hóa nói. Người có văn hóa phải là người có lời nói hay, nói đẹp. Trong sự phát triển tiến bộ của xã hội ngày nay vẫn còn không ít người có những lời nói không hay không đẹp, thậm chí là lố bịch, xô bồ, vô văn hóa. Từ những lời nói vô văn hóa đó mà đã gây ra những điều lục đục trong gia đình, nghi ngờ, thắc mắc trong cơ quan, bất ổn trong dư luận xã hội. Có người nói ra rồi khi nghĩ lại muốn hối, sửa thì đã muộn bởi vì lời nói phát ra cũng như mũi tên bay đi không trở lại cái cung. Mạnh Tử – nhà triết học cổ Trung Hoa đã viết: “Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huyênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ trái, nói giấu diếm rồi đến chỗ cùng”.

Có một thực tế là trong môi trường giao tiếp hiện nay có những tình huống rất cần một lời nói thật đơn giản để biểu hiện nếp sống văn minh, thanh lịch như “cám ơn”, “xin lỗi” nhưng lại thấy rất ít người sử dụng. Mặt khác lại có trường hợp chỉ vì một lời nói vội vàng, nóng nẩy, thiếu suy nghĩ mà đã gây nên sự thù hận, oán ghét suốt cả đời.

Mong rằng những lời nói hay, nói đẹp luôn được duy trì, thể hiện thường xuyên đối với tất cả mọi người. Được như vậy thì quanh năm suốt tháng mãi mãi là xuân vì có câu rằng: “một lời nói hay cũng đẹp tựa một ngày xuân”.




Biên tập
Đào Thu Hương






Kỹ năng & nghệ thuật nói chuyện



Con người – Sở dĩ trở thành người – bởi có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Xã hội con người phát triển được nhờ sự phong phú hoá của ngôn ngữ, ngôn ngữ phát triển được nhờ sự tiến hoá của xã hội. Có ngôn ngữ để trao đổi, để hiểu nhau, đó chỉ là bước khởi điểm của Ứng Dụng Ngôn Ngữ. Trong quá trình sống, con người phải luôn hoàn thiện khả năng thông tin bằng ngôn ngữ của mình để kiến tạo những bước tiến bộ chung cho nhân loại.
Trong xã hội chưa phát triển, đời sống còn đơn giản, con người chủ   yếu trao đổi với nhau những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất; ngôn ngữ của họ không nhiều, việc thông tin cho nhau dễ đạt hiệu quả cao. Khi xã hội tiến hoá hơn, đời sống tinh thần và tư duy trong cuộc sống phức tạp hơn, tất nhiên ngôn ngữ ngày càng phong phú hơn, việc thông tin dần trở nên khó khăn, kém hiệu quả hơn, vì người ta không thể hiểu nhau một cách chính xác dễ dàng như xưa nữa. Vả chăng, xã hội phát triển, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện trao đổi thông tin đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng là cầu nối tình cảm giữa người với người trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là sự thành công hay thất bại của bạn trong quan hệ với mọi người phụ thuộc một cách gần như tuyệt đối vào cách nói năng của bạn.
Vậy, khi nào cần vận dụng Kỹ Năng Nói Chuyện và khi nào cần nâng cấp nó lên thành Nghệ Thuật Nói Chuyện?
Chiêm nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta nói chuyện không khéo làm người nghe bực mình, khó chịu, kết quả sẽ không khác gì mấy so với một cuộc cãi nhau. Từ đó, chúng ta có thể đánh mất nhiều thứ trong cuộc sống một cách oan uổng và không đáng.
Nói cho người khác hiểu và tạo được tình cảm tốt đẹp với họ đó là Kỹ Năng Nói Chuyện. Nhưng khi bạn cần phải thuyết phục một ai đó để họ đồng tình với bạn về một điều gì, bạn cần phải có Nghệ Thuật Nói Chuyện.
Mục đích của việc nói chuyện là làm cho người khác hiểu được:
-        Nội dung mình muốn nói
-        Ý kiến công khai hoặc kín đáo (ngụ ý, ẩn ý hay “hiểu ngầm”) của mình thông qua câu chuyện.
Nếu người nghe nhận biết rõ hai mục đích trên theo đúng ý mình, vậy là mình đã thành công trong việc trình bày những điều muốn nói.   

Cần biết thêm rằng: Làm cho người khác hiểu những gì mình muốn nói chỉ là mục đích ban đầu, sau đó chúng ta tiến tới mục đích tiếp theo là làm cho người đó tiếp thu ý kiến của mình, đồng thuận với mình, hoặc cố ý để họ phản bác mình hoặc đưa ra ý kiến khác v.v…Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn đối tượng của ta phản ứng đúng như ý muốn của mình thì ta phải có Nghệ Thuật Nói Chuyện. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này khi ta đã thành công với Kỹ Năng Nói Chuyện.

Để trở thành người biết lắng nghe


Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.
- Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.
- Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.
- Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.
- Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.
- Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.
Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?
- Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

- Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

Bạn đã biết lắng nghe?



Câu hỏi này có vẻ hơi lạ đối với bạn? Ai mà chẳng biết lắng nghe! Khoan đã, bạn đừng vội bực mình. Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Khả năng lắng nghe của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ với những người chung quanh.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang chủ trì một cuộc họp… bạn đang thao thao bất tuyệt, và khi nhìn xuống thì mọi người đang “thả hồn theo mây gió”. Người thì đang viết, người đang thảo luận, vài người đang lắng nghe bạn nhưng họ không có biểu hiện gì là hiểu bạn cả… Khi đó bạn cảm thấy thế nào?
Chúng ta nghe được bao nhiêu phần trăm điều người khác nói?
Chúng ta thường lắng nghe vì những mục đích sau: thu thập thông tin, hiểu được điều người khác muốn nói, giải trí và học hỏi.
Với những mục đích trên, bạn nghĩ khả năng lắng nghe của bạn đã tốt lắm rồi. Nhưng các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết người ta chỉ có thể nhớ khoảng 25% đến 50% những gì họ đã nghe. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách hàng của chúng ta trong vòng 10 phút, thì họ chỉ thật sự nghe được từ 1 đến 5 phút là tối đa.
Ngược lại, điều đó cũng có nghĩa là khi bạn nói chuyện với người khác, bạn cũng không nghe hết những gì họ nói. Bạn chỉ có thể nắm bắt được khoảng 25-50% những điều quan trọng đó.
Vì sao nên lắng nghe?
Rõ ràng lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc.
Để biết lắng nghe?
Cách để trở thành một người lắng nghe tốt là bạn thường xuyên thực hành “lắng nghe chủ động”. Để hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, hãy thử nghĩ xem bạn có còn đủ hào hứng để tiếp tục câu chuyện nữa không khi bạn nghi ngờ người giao tiếp với bạn không chú ý lắng nghe điều bạn đang nói. Rõ ràng đến một lúc nào đó bạn cảm thấy mình đang nói chuyện với một “bức tường” thì bạn sẽ không còn muốn tiếp tục cuộc nói chuyện nữa.
Để làm được điều này bạn phải quan sát người nói. Đừng để bản thân mất tập trung bởi những việc xảy ra chung quanh hoặc bởi những lý lẽ mà bạn cố tìm để đáp trả ngay khi họ nói xong.
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Bạn có thể cho người giao tiếp với mình biết rằng bạn đang lắng nghe bằng cách gật gật đầu hoặc đơn giản chỉ nói “ừ, ồ”. Không nhất thiết bạn phải đồng ý với quan điểm của họ, bạn chỉ cần cho họ biết rằng bạn đang lắng nghe họ mà thôi. Hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và những dấu hiệu khác để cho họ biết bạn đang lắng nghe.
Bạn cũng nên khéo léo trong việc trả lời, làm sao để câu trả lời của bạn khuyến khích người nói tiếp tục mạch trình bày của họ, nhờ đó bạn sẽ có được thông tin bạn cần. Trong khi việc gật đầu và nói “ừ nhỉ” thể hiện sự quan tâm của bạn đến người nói, thì việc thỉnh thoảng đưa ra một câu hỏi hoặc một lời bình luận để tóm lại những gì họ đang nói cho thấy bạn hiểu rất rõ thông điệp họ muốn đưa ra.

Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và lâu dài với mọi người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy cực kì khó khăn để tập trung vào những gì người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại những gì họ nói – điều này sẽ củng cố thêm thông điệp của họ và giúp bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình.