Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

VHDN Tam Kim - Nghệ thuật khen chê

Cuộc sống luôn có những điều không theo ý chúng ta, điều cần quan tâm ở đây là cách chúng ta đối diện với nó và tìm ra một cách giải quyết khôn ngoan. Điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh khi mà giao tiếp là cả một nghệ thuật chúng ta cần khám phá.

Đừng tiếc lời khen

Có một danh nhân đã nói thế này: “cuộc sống thật sự rất cần những người truyền cảm hứng”-những người truyền cảm hứng là những người có khả năng tác động đến trạng thái tâm lí của người khác thông qua các hành động cũng như lời nói cụ thể. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong công việc mà còn cả trong cuộc sống. Đặc biệt là trong vai trò giáo dục, quản lý hay hướng dẫn. Sếp khen nhân viên khi làm được việc tất nhiên là chuyện nên làm, khen chính là thể hiện sự ghi nhận và gửi thông điệp khuyến khích phát huy hơn nữa. Khen làm sao cho khéo,làm sao cho vừa phải lại là một chuyện khác, nhưng có một điều chắc chắn là đừng bao giờ tiếc lời khen, kể cả khi việc đó vẫn chưa như ý muốn, bởi vì khen không chỉ là ca ngợi mà khen còn là động viên là khích lệ.

Mềm nắn rắn vuông

Tâm lý chung của con người là thích được khen hơn là chê, vì nghe những lời khen dễ hơn, lọt tai hơn, cảm xúc thăng hoa hơn, v.vnhưng  làm sao ta có thể luôn luôn đúng, vì thế nó phải có đúng có sai, có công bằng và thiếu công bằng, có ưu thì phải có khuyết, có khen ắt phải có chê. Mềm thì ta nắn, rắn thì ta uốn. Tuỳ từng trường hợp mà có những cách xử lí hợp tình hợp ý.

Đề cao lợi ích chung                                                

Bởi lẽ người thầy vĩ đại nhất của một con người không ai khác chính là bản thân mình. Không ai có thể yêu cầu, bắt buộc chúng ta thay đổi nếu điều đó ta thấy không phù hợp và cần thiết. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tự học cách thay đổi, hoàn thiện, cải biên, làm mới mình, khi được “soi” vào những tấm gương lớn hơn. Khen chê là những chuyện thường nhật trong cuộc sống, phân bổ nó làm sao cho vẹn cả đôi bên mới là nghệ thuật đỉnh cao trong giao tiếp, đặc biệt là trong kinh doanh, chúng ta càng cần vận dụng điều này một cách mềm mại hơn nữa.

Người xưa có câu: “Định sự tại thiên, hành sự tại nhân” mọi việc đều năm trong tầm kiểm soát và phụ thuộc hành động của chính chúng ta “ lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét