Thiết bị điện Roman

Truy cập website: http://roman.vn để xem các sản phẩm về thiết bị điện

Đèn trang trí Roman

Đèn trang trí Roman mang đẳng cấp đến ngôi nhà của bạn. Truy cập website http://dentrangtriroman.vn để xem thêm các sản phẩm của chúng tôi.

Chăn ga gối Miranda

Toàn bộ sản phẩm chăn ga gối đệm được thiết kế tại tập đoàn AEC do các nhà thiết kế chuyên nghiệp sáng tạo, Miranda mang theo mình nét tinh tế đặc trưng của phong cách thiết kế Châu âu, với quy trình sản xuất tiên tiến và dịch vụ chuyên nghiệp, Miranda mang tới thị trường Việt Nam những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đồng thời lại thích hợp với khí hậu và cá tính của người tiêu dùng nội địa..

Công ty cổ phần Tam Kim

Công ty Cổ phần TAM KIM là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết bị ngành điện nước với các thương hiệu đã được khẳng định như: ROMAN - thiết bị ngành Điện, đèn trang trí. SUNMAX và KOHAN - thiết bị ngành Điện Nước..

Công ty cổ phần Tam Kim

Khởi đầu chỉ với 50 nhân sự, trải qua 14 năm hình thành và phát triển với sự tâm huyết của Ban lãnh đạo và CBCNV, đến nay TAM KIM đã có hệ thống Chi nhánh tại 3 miền Bắc - Trung - Nam với gần 800 CBCNV và một nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam với tổng diện tích 3,2 ha đã xây dựng hoàn thiện. Hiện nay, TAM KIM đang xây dựng thêm một Nhà máy thứ hai tại Phủ Lý - Hà Nam với diện tích 6 ha nhằm phát triển sản phẩm và tăng quy mô doanh nghiệp.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Vượt qua thử thách khi vượt qua chính mình


Những rắc rối của chúng ta có thể đến theo những dạng ''bưu kiện'' khác nhau nhưng tác động của chúng đối với chúng ta thì khá giống nhau: căng thẳng, mất hy vọng, chán nản. Cuộc sống càng tăng tốc thì tần suất những rắc rối cũng càng tăng cao...
 Điều quan trọng là phải khám phá, tìm tòi thái độ và phương pháp hiệu quả để vượt qua những thách thức ấy một cách dễ dàng và ít khó chịu nhất.
 Chấp nhận thử thách
Một câu chuyện rất hay để minh họa cho thái độ lấy thử thách để rèn luyện và khiến bản thân trở nên mạnh mẽ: Có một người đàn ông nọ quan sát một con bướm đang cố thoát ra khỏi cái kén nhưng mãi mà nó vẫn chưa thể chui ra. Người đàn ông thấy tội nghiệp nên muốn giúp nó. Anh ta cắt cái kén để giúp nó thoát ra dễ hơn. Và con bướm ra khỏi cái kén với đôi cánh nhỏ và nhăn lại.
Thay vì bay theo bản năng, nó lại bò xung quanh một cách bất lực và chết sau một thời gian ngắn. Người đàn ông không biết rằng, con bướm phải tự mình vật lộn để thoát ra khỏi kén thì đôi cánh của nó mới phát triển bình thường và bay được. Khi bị thử thách và bị kiểm nghiệm, con bướm cũng như nhiều loài vật khác sẽ tự thay đổi và thích ứng. Đối với con người chúng ta cũng vậy, thử thách chính là cơ hội cho ta trưởng thành.
Khi sự việc vừa mới xảy ra, bạn thường nói: Tôi gặp rắc rối rồi chăng? Và bạn bắt đầu căng thẳng, tâm trí bạn bắt đầu chạy đua với nhiều loại suy nghĩ. Thực ra, “rắc rối” chỉ là một danh từ để gọi tên một sự việc mà thôi. Nếu bạn thay cách gọi "rắc rối'' thành “bài học", "thử thách'' hay "cơ hội'' bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều và dễ dàng tìm ra giải pháp để giải quyết nó.
 Kỹ năng lui lại và tán thưởng
Tại sao ta thường không thể tìm ra cách giải quyết những rắc rối của ta, nhưng khi ta hỏi ý kiến bạn bè thì gần như ngay lập tức họ tìm ra cách giải quyết mà ta không nhìn ra? Ta và họ có gì khác?
Thật ra họ không ở gần tình huống nên họ có thể nhìn vấn đề từ xa trong một phối cảnh. Ta cần có khả năng đứng lùi lại và nhìn tình huống xảy ra ở một góc độ từ xa. Ví như khi đứng quá gần bức tranh, ta không thể cảm nhận được vẻ đẹp thực của nó mà chỉ nhìn thấy một mớ hỗn loạn màu sắc, nhưng nếu đứng lùi lại, ta có một cái nhìn phối cảnh và cảm nhận bức tranh rõ hơn.
Tương tự như thế, trong cuộc sống ta nên phát triển kỹ năng đứng lùi lại và quan sát tình huống từ xa trong một bối cảnh chung. Từ góc nhìn này, ta sẽ có một tâm trạng sáng suốt để giải quyết vấn đề tốt hơn.
Cần biết tán thưởng là cách nhìn vào tình huống đó bằng một góc độ từ xa và tích cực, dùng những câu hỏi sáng tạo giúp ta đánh giá cao bản thân, người khác và những khả năng ở trong tình huống. Những câu hỏi đó là: Tôi đạt được điều gì? Điều này nên được thay đổi theo cách nào? Làm sao tôi có thể biến nó trở nên thú vị cho chính tôi?...
Khi gặp rắc rối hoặc đối diện một thử thách trong cuộc sống thay vì hỏi: Tại sao? Làm cách nào? Thì bạn hãy hỏi: Tôi đã đạt được điều gì? Điều gì đang có hiệu quả? Đặt những câu hỏi như thế có lợi cho ta vì ta cảm thấy điềm tĩnh hơn, tích cực hơn khi đối mặt với rắc rối. Ta dùng năng lượng mang tính xây dựng hơn là phản ứng theo cách phá hoại với những gì ta không thể thay đổi. Những câu hỏi này cho phép não trái của ta dùng năng lượng tích cực để giải quyết vấn đề.

Còn nếu cứ đặt ra những câu hỏi tiêu cực sẽ làm ta có cảm giác stress và căng thẳng thì não ta không hoạt động tốt, như thế khả năng giải quyết rắc rối của ta bị giảm sút.

Thử thách sinh ra không phải để nhấn chìm bạn


Trong cuộc đời ai cũng phải gặp không ít thử thách, trong đó có những thử thách tưởng như không thể nào bạn vượt qua được. Nhưng, hãy tin rằng không gì là không thể. Thử thách sinh ra không phải để nhấn chìm bạn mà là để bạn khám phá ra sức mạnh của mình lớn đến thế nào. Vì khi vượt qua nó, bạn có cơ hội làm nên những điều kỳ diệu…
Thử thách, khó khăn chắc chắn là một phần tất yếu của cuộc sống nên bạn không thể loại bỏ hay né tránh nó, mà quan trọng là cách bạn đối diện và chinh phục nó, vượt qua nó như thế nào.
Trong cuộc sống, có vô số những tấm gương vượt lên trên số phận, chiến thắng mọi khó khăn để vươn tới thành công, biến những mất mát thành thắng lợi… Nhiều người biết câu chuyện về hãng xe Honda của Nhật Bản, khởi đầu với những thất bại liên tiếp nhưng giờ đây, sau chuỗi thời gian dài không mệt mỏi khuất phục mọi khó khăn, họ đã chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Ông Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã chia sẻ: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.
Hay những câu chuyện vượt lên số phận của rất nhiều người khuyết tật ở nước ta cũng là bài học của tinh thần không đầu hàng, không gì là không thể.
Vậy đấy, cuối con đường hầm bao giờ cũng có ánh sáng! Chỉ cần bạn có một ý chí kiên định, một sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi, bạn sẽ làm nên điều kỳ diệu, tạo nên những kỳ tích, vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Một điều nữa, để vượt qua thử thách, bạn không chỉ cần một tinh thần thép, quyết tâm và ý chí cao độ, mà còn phải có sức khỏe tốt để có thể chiến đấu với mọi hoàn cảnh mà không bị quật ngã. Trong một thế giới vận động, làm việc liên tục, việc nạp năng lượng để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái khỏe khoắn, giữ cho tinh thần luôn tươi trẻ và lạc quan, yêu đời để vượt qua khó khăn, áp lực công việc và cuộc sống là điều thiết yếu.

Giá trị nằm ở chỗ bạn đã làm thế nào để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, chứ không nằm ở chỗ bạn đã đối mặt với nó bao nhiêu lần. Vậy, bạn hãy tự khám phá ra chính những giá trị của mình thông qua việc vượt qua những khó khăn, thử thách bạn nhé!

Thử thách để đánh thức tiềm năng



Tiêu chuẩn đánh giá một con người không phải ở thời điểm họ sung túc và nhiều thuận lợi mà là khi họ đang gặp khó khăn thử thách và phải đấu tranh” - Đó là một trong những câu nói đầy sâu sắc của Mục sư Martin Luther King Junior,  người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
Quả đúng như vậy khi mà :“Những thử thách trong cuộc sống thường làm nổi bật khả năng lớn lao trong mỗi con người”. Với thử thách, cuộc sống của bạn sẽ thêm nhiều cảm hứng và dẫn bạn đến những hướng đi đúng đắn hơn. Con người bên trong bạn sẽ thức tỉnh với một tầm nhìn tươi mới. Khi có lòng tin và một sự thôi thúc đủ mạnh mẽ, bạn sẽ đánh thức tiềm năng trong mình như một anh hùng với những sứ mệnh cao cả.
Bạn đã sẵn sàng để thách thức bản thân chưa? Hãy bắt đầu với sự khao khát và lòng ham muốn  Các bước dưới đây sẽ giúp bạn tìm kiếm những thử thách xứng đáng cho chính mình.
·      Hãy bắt đầu với suy nghĩ: Tại sao lại không thử thách bản thân thêm nhỉ? Thử thách như thế nào đây? Ai hoặc điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn?  Hãy trả lời cho các câu hỏi tương tự mà bạn nghĩ ra trong suốt quá trình tìm kiếm thử thách.
·      Trước khi lao vào thử thách hay tự khích lệ mình làm điều gì đó, bạn hãy tĩnh tâm tự hỏi mình hai câu hỏi: Chính xác bạn có thể làm được điều gì? Bạn thật sự muốn gì?
·      Hãy viết ra những điều khiến bạn bận tâm trong cuộc sống của mình, những điều bạn muốn thay đổi khác đi, những điều bạn muốn giải quyết và những ước muốn của bạn. Quan trọng là những điều trên phải liên quan đến bạn chứ không phải người khác và nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Ví dụ về các vấn đề như: được công nhận trong công việc, cải thiện các mối quan hệ, hay mong chờ một kỳ nghỉ tuyệt vời… Hãy viết tất cả một cách tích cực và bạn có thể thấy được nhiều điều đáng ngạc nhiên về bản thân.
·      Bây giờ hãy đọc lại những gì bạn đã viết ra. Tiếp theo, hãy mô tả cụ thể chân dung bạn mong muốn trở thành và nhận được những gì tốt đẹp hơn hẳn những điều bạn đang có. Ví dụ: Được công nhận trong công việc – Thăng chức, tăng lương và nhận được những lời khen từ sếp. Cải thiện các mối quan hệ bằng cách đáng yêu hơn, quyến rũ hơn, hài hước hơn….Có một kỳ nghỉ tuyệt vời – trở nên giàu có để có thể có những kỳ nghỉ trong mơ …..
·      Sau đó hãy nhìn lại mảnh giấy một lần nữa, chọn vài điều hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của bạn nhất và ghi nhớ. Sau đó:
·      Hãy để những điều hấp dẫn nhất đó trở thành thử thách của bạn. Mỗi một người thành công đều phải trải qua thử thách theo nhiều cách.

·      Hãy tin bạn có thể làm được mọi thứ và thay đổi cuộc sống của bạn bất cứ khi nào bạn muốn bằng cách đi những bước nhỏ và hành động hướng đến mục tiêu của mình. Nếu bạn coi những vấn đề trong cuộc sống như những thách thức và nắm bắt nó với niềm đam mê, thành tâm và kiên trì, bạn sẽ tìm thấy con đường để vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu mong muốn của bạn.

Hóa giải những khó khăn trong công việc


Những khó khăn, rắc rối trong công việc khiến bạn thỉnh thoảng vẫn phải đối diện với những cuộc thảo luận phức tạp và khó xử. Đôi lúc, bạn cảm thấy thật khó khăn khi phải yêu cầu đồng nghiệp làm lại công việc được giao, hoặc phải để cho sếp biết bạn không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn...
Sau đây là một số mẹo giúp bạn dễ thành công hơn trong những cuộc đàm thoại đầy thử thách này:
- Đánh giá vấn đề
Trước khi định nói, hãy cân nhắc những ưu điểm, hạn chế của vấn đề rắc rối đang gặp. Bạn cũng nên suy nghĩ xem bạn hiểu thế nào về mọi người, bạn đã làm gì để giúp tháo gỡ tình hình, và phản ứng bạn mong đợi từ người khác?...
Hãy chắc chắn rằng, bạn hiểu rõ vấn đề trước khi bắt đầu thảo luận, hiểu rõ những vướng mắc và nguyên nhân xuất phát từ đâu. Nếu có thể, cố gắng đưa ra giải pháp để khi thảo luận, mọi người cảm thấy yên tâm hơn một chút vì tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Nếu mọi người có những phản ứng gay gắt, trái chiều, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần để đón nhận và tự đánh giá xem lỗi của mình đến đâu.
- Nghĩ kỹ trước khi nói
Bạn bực bội vì những lỗi đồng nghiệp mắc phải, những hậu quả công ty phải gánh chịu mà bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp. Thế nhưng, trong lúc nóng nảy và giận dữ, có thể bạn sẽ có những lời nói khó nghe, ảnh hưởng đến bạn về sau. Vì thế, trước khi đưa ra phản ứng, bạn nên cho mình một chút thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ kỹ trước khi thảo luận.
- Chọn thời gian và địa điểm
Trừ trường hợp khẩn cấp, bắt buộc phải triệu tập mọi người, bạn nên tránh những địa điểm hoặc thời gian khiến mọi người dễ bị phân tâm khi nói về vướng mắc trong công việc. Nếu phải thông báo với sếp một tin xấu trong công việc, hãy để sếp kịp mở email buổi sáng và có đủ thời gian cần thiết để bắt kịp nhịp độ công việc mỗi ngày trước đã. Đừng đưa ngay tin xấu vào buổi sáng sớm, khi sếp vừa mở cửa vào công ty hoặc thông báo tin ngay ngày làm việc đầu tuần.
- Lịch sự
Từ giọng điệu, cử chỉ đều có thể cho thấy sự giận dữ, bực bội hay khó chịu của bạn. Tốt nhất là đừng thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và hãy cố gắng chọn cách giải quyết nhẹ nhàng nhất thay vì chỉ trích, buộc tội. Chẳng hạn, nếu một đồng nghiệp của bạn mở nhạc quá to trong giờ làm việc, thay vì quát tháo, to tiếng, bạn nên giữ cách nói lịch sự, nhã nhặn: "Tôi đang trong thời gian giải quyết khó khăn của dự án và cần có sự tập trung cao độ. Bạn chịu khó mở nhỏ nhạc giúp tôi mấy hôm nhé".
Lời chỉ trích, châm biếm của bạn sẽ chỉ khiến cho cuộc trò chuyện xấu đi. Nếu bạn cảm thấy quá thất vọng và mệt mỏi, tốt hơn hết là hãy ra khỏi văn phòng, cùng ngồi lại trò chuyện khi đã ổn định lại tinh thần.
- Cố gắng thỏa thuận
Không có gì là không thể giải quyết, vì thế, đừng kết thúc cuộc trò chuyện trong căng thẳng khi thấy vẫn còn có thể cứu vãn được. Hãy cố gắng hiểu nhau để đi đến sự thỏa hiệp. Ví dụ như việc mở nhạc quá to, giải pháp có thể đưa ra là đồng nghiệp của bạn tạm thời dùng tai nghe một thời gian.

Trong hầu hết mọi trường hợp, hãy cố gắng giữ hòa khí, đón nhận suy nghĩ của mọi người để thống nhất một phương án chung. Luôn lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác để chuẩn bị cho một cuộc đàm phán thành công.

Hãy chấp nhận thử thách


Hãy nói những ngôn từ tích cực
Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định khả năng và niềm tin của bạn: Tôi hiểu được những thử thách mà tôi phải đối mặt trong cuộc sống.
• Tôi có khả năng vượt qua mọi thử thách mà tôi gặp phải.
 • Tôi đủ sức mạnh để vượt qua mọi thách thức xuất hiện trên con đường tôi đi.
• Sức mạnh bên trong con người tôi luôn mạnh mẽ hơn những thử thách mà tôi phải đối mặt trong cuộc sống.
• Tôi sẵn sàng đương đầu với bất cứ thử thách nào ở phía trước.
Hãy tin mình sẽ làm được
Cuộc sống vốn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Không có một giới hạn cụ thể nào cho biết khi nào và có bao nhiêu khó khăn, thử thách sẽ xảy đến trong cuộc đời mỗi người. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục chúng.
Cuộc sống cũng giống như một cuộc chiến - nếu mọi thứ bỗng trở nên yên lặng thì có nghĩa là bạn đang thua trận. Dĩ nhiên đó chỉ là một cách nói đùa, nhưng quả thật, khi đường đời ta đi quá êm ả, trơn tru và bằng phẳng thì bạn dễ có khuynh hướng trở nên tự mãn. Như thế, bạn sẽ không có cơ hội khám phá những khả năng vốn còn tiềm ẩn, chưa được khai phá trong bản thân mình; không biết rằng bạn vẫn còn có thể làm tốt hơn, thể hiện mình trọn vẹn hơn, và cống hiến được nhiều hơn.
Nếu như mọi việc luôn tiến triển thuận lợi, không bao giờ có chuyện tranh luận, không xảy ra bất đồng, hay thậm chí không hề có sự khác biệt về ý tưởng, thì bạn sẽ chẳng bao giờ học hỏi được điều gì mới mẻ từ những người xung quanh cả. Bạn sẽ không thể trang bị cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để có thể xử lý thành công những tình huống khó khăn. Và nếu như thế, thật ra là bạn đã bị bại trận rồi.
Thử thách giúp bạn tự mình bứt phá ra khỏi những khuôn khổ, những lối mòn sẵn có, phát triển cá tính riêng của bạn, khai mở những con đường mới. Qua khó khăn, thử thách, cuộc sống mang lại cho bạn những cơ hội thật bất ngờ, thật tuyệt vời mà nếu không có nó, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ trưởng thành và trải nghiệm.
Hãy quyết tâm hành động
Bạn đã phản ứng ra sao trước những thử thách trong cuộc sống? Bằng niềm tin và sức mạnh của bản thân, bạn đã can đảm đương đầu hay có những lúc bạn trì hoãn, né tránh thực tại của mình?
Lẽ ra bạn nên xem những khó khăn đó chính là cơ hội cho sự trưởng thành thay vì chỉ biết trốn chạy. Hãy nhìn khác đi, mỉm cười và trân trọng đón nhận những trở ngại phía trước vì sau cùng - điều đó sẽ tốt cho bạn.
Chúng ta cùng nghĩ về trường hợp của người Ai Cập - những người đã làm nên các Kim Tự Tháp vĩ đại. Hẳn họ sẽ chẳng bao giờ dựng được những công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ đến thế nếu không có quyết tâm muốn làm một điều gì đó mãi trường tồn với thời gian để thể hiện sự quý mến, tự hào và tôn kính của mình đối với những vị vua chúa, nữ hoàng của đất nước họ.
Hãy đọc và suy ngẫm
“Cuộc sống luôn đầy những thử thách. Nếu không có thử thách, làm sao ta biết và nhận ra được sức mạnh tuyệt vời đang còn ẩn chứa trong ta?”
- Keith D. Harrell
“Thử thách không là gì cả! Nhưng cơ hội ẩn chứa đằng sau thử thách đó mới là đáng nói.”
- Toni Malliet
“Nếu bạn tỏ ra yếu mềm trước thử thách, thì bạn thật bé nhỏ và sức mạnh của bạn thật nhỏ nhoi.”

- Cách ngôn

Giúp bạn vượt qua thử thách



Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những khó khăn và thử thách. nếu không có bản lĩnh bạn sẽ rất khó để vượt qua những trở ngại đó. Nhiều người khi đứng trước khó khăn đã rối trí, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và kết quả là họ gục ngã ngay chính điểm không nên gục ngã ấy! Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua các khó khăn và thử thách của cuộc sống? Bạn có đủ tự tin khẳng định rằng mình sẽ bước qua và san bằng  mọi chướng ngại trên đường đời của bạn?
Rất nhiều người, càng gỡ càng rồi, càng cố gắng giải quyết mọi việc thì cho mọi việc trở nên phức tạp và tồi tệ hơn!
Trước hết, khi gặp khó khăn bạn đừng vội nghĩ ngay đến hai từ bỏ cuộc – Vì bỏ cuộc thì bạn đã chấp nhận thất bại rồi! Hãy suy nghĩ lạc quan lên, hãy hi vọng rằng bạn sẽ giải quyết nó êm đẹp. Nếu không đủ sức mạnh để đưa mình băng qua khó khăn thì làm sao bạn có đủ bản ĩnh để giải quyết nó? Hãy chấp nhận khó khăn như một phần của cuộc sống . Nếu cuộc sống của bạn chỉ toàn màu hồng thì đó có phải là cuộc sống bạn mong muốn? Chắc chắn bạn không muốn sống một cuộc đời nhàm chán và vô vị chứ? Thế thì tại sao bạn lại chối bỏ những khó khăn do cuộc sống mang lại nhỉ? Chúng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, chín chắn hơn và bản lĩnh hơn. Ngày nay, các bậc làm cha làm mẹ đều có  xu hướng cho con cái mình tham gia những khóa huấn luyện kỹ năng mềm với những bài học khó khăn, thử thách và không kém phần vất vả. Vì sao lại như vậy? Họ muốn những đứa trẻ đó lớn lên biết cách chấp nhận thực tại và đối đầu với tương lai đầy gian nan vất vả phía trước. Cũng như chúng có thể học được những kỹ năng sống cần thiết cho chúng.
Hãy bước qua khó khăn bằng cách giữ thái độ thăng bằng và duy trì sự ổn định, bạn đừng gục ngã khi chỉ mới gặp khó khăn. Khi bạn có một tâm lý thật tốt thì bạn sẽ dễ đánh đánh gục mọi khó khăn thử thách trước mắt còn nếu tinh thần bấn loạn, bạn nghĩ bạn có thể làm gì? Khi tinh thần minh mẫn thì bạn có thể nghĩ ra hàng đống kế sách và sách lược hay ho để giải quyết mọi việc nhưng khi bạn mệt mỏi chán nản bạn chẳng thể làm được cái gì hay ho cả. Đừng hành hạ bản thân mình đặc biệt là tâm lý trước những thử thách. Hãy khuyến khích và chăm sóc bản thân thật tốt trong những  lúc như thế này, vì hơn bao giờ hết thời điểm bạn căng ra như giây đàn là thời điểm bạn tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Tìm sự ửng hộ và giúp đỡ từ người thân bạn bè khi gặp trở ngại, nếu có thể. Bạn đừng nghĩ rằng, bạn có thể đơn thương độc mã chinh chiến với những thất bại khó khăn đáng ghét trước mắt. Nó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản! Đừng quên rằng mình còn  một hậu phương vững chắc bên cạnh: gia đình. Mọi người sẽ luôn dang rộng vòng tay che chở và giúp đỡ bạn. Hãy tìm kiếm ở mọi người sự đồng cảm và khích lệ, nó sẽ giúp bạn vững tâm vượt qua tất cả!
Cuối cùng, đừng che dâu khuyết điểm của bản thân cũng như những khó khăn mà bạn đang gặp phải.  Dù bạn không muốn làm họ lo lắng nhưng cuối cùng họ cũng sẽ biết và khi bạn phải gồng mình để che dấu mọi chuyện bạn sẽ trở nên lạc lõng bơ vơ. Bạn cần điểm tựa cho mình! Bạn cần ai đó bên cạnh. Đừng bao giờ có ý nghĩ che dấu khó khăn của mình là cách để người thân vui vẻ. Họ liệu có vui vẻ nổi không khi biết rằng bạn đang lao đao trong những khó khăn của mình?
Tuy rằng những cách này không phải là cách ai cũng có hiệu quả, nhưng ít ra khi đọc nó sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn rất nhiều đấy! Chúc bạn đủ lạnh mẽ, đủ bản lĩnh, đủ tự tin để vượt qua mọi khó khăn và  thử thách!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Nói là gieo, nghe là gặt



Trong công việc kinh doanh, chúng ta đều biết, điều quan trọng đầu tiên là phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Để làm tốt điều này, chắc chắn bạn phải biết “lắng nghe”.

Trong cuộc sống, kỹ năng nghe cũng rất quan trọng, vì nghe nhiều thì hiểu nhiều. Có câu: “Nói là gieo, nghe mới là gặt”. Nếu bạn biết cách nghe, không những bạn có thể thu hoạch nhiều điều thú vị từ những người xung quanh mà bạn còn tạo ra được hình ảnh một người biết lắng nghe, tôn trọng người khác. Nghe có hiệu quả hơn là đọc, bởi vì ai đó có thể đọc cả một cuốn sách, nhưng họ chỉ kể lại cho bạn một vài chương họ tâm đắc nhất. Có thể nói, trong bốn kỹ năng giao tiếp: Nghe – Nói - Đọc - Viết, thì Nghe là quan trọng nhất.
Vậy mà, trong toàn bộ chương trình giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, không có một tiết học nào dạy học sinh kỹ năng nghe. Có một nghịch lý trong nhà trường của chúng ta là, kỹ năng Viết được sử dụng ít nhất thì được học nhiều nhất, kỹ năng Đọc và Nói dùng nhiều hơn thì được học không đáng kể, còn kỹ năng Nghe được dùng nhiều nhất thì không được học gì cả. Vì thế nói chung, nhiều người trong chúng ta không có kỹ năng nghe một cách hiệu quả.
Nghe không hiệu quả là nghe mà không thu nhận được thông tin/ hoặc thu nhận thông tin sai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc nghe không có hiệu quả như:
-         Có người giả vờ nghe.
-         Có người không tập trung nghe, vừa nghe vừa làm/ hoặc nghĩ chuyện khác.
-         Có người cho rằng mình biết rồi, không cần nghe.
-         Có người coi thường người nói, cho rằng anh ta không thông minh, chắc toàn nói chuyện nhảm nhí.
-         Có người vừa nghe vừa võ đoán.
-         Có người thích nói hơn nghe, hay cắt ngang lời người khác.
-         Có người mất kiềm chế cảm xúc khi nghe những điều trái tai.
Muốn nghe có hiệu quả, bạn cần chú ý những điểm sau:
-         Tập trung lắng nghe.
-         Giữ liên hệ với người nói bằng ánh mắt, cổ vũ người nói.
-         Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
-         Hỏi khi chưa hiểu rõ.
-         Nghe xong hãy nói: không ngắt lời khi không thật cần thiết, không vội vàng tranh cãi, không tranh nói.
Có câu “Đi một đàng học một sàng dại, sàng đi sàng lại mới được tý khôn”. Không phải tất cả những gì bạn nghe được đều xuất sắc, nhưng nếu bạn chịu khó sàng lọc thì bao giờ cũng có những ý hay, có thể dùng được. Sau mỗi buổi nói chuyện, bạn nên nhớ lại toàn bộ nội dung, tìm ra các ý hay, có thể hỏi lại và ghi chép những thông tin cơ bản.
Kinh nghiệm cá nhân:
Trong các lần giao tiếp với khách hàng, tôi thường nói nhiều hơn nghe (thật là sai lầm!). Một lần nói chuyện với một khách hàng, tôi quyết định chỉ hỏi và lắng nghe từ đầu đến cuối. Hôm đó tôi thu hoạch được rất nhiều kiến thức, đồng thời được chính vị khách hàng này kể lại với nhiều người khác rằng “nói chuyện với cậu ấy rất thú vị”. Thế mới biết, lắng nghe là một cách tuyệt vời để tiếp chuyện với khách hàng.













Nguyên tắc khi nói chuyện



Giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện trực tiếp nhất, rõ ràng nhất để mọi người có thể hiểu nhau. Thành công trong mối quan hệ giữa người và người, trong gia đình, ngoài xã hội, thân tình hay xa lạ, công việc hay tình cảm, đều phụ thuộc phần lớn vào ngôn ngữ ứng xử của chúng ta. Để chiếm được cảm tình của mọi người và giữ vững mối thiện cảm ấy, bạn phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc như sau:

1.                 Mục đích quan trọng trước tiên của việc nói chuyện là THÔNG TIN. Nếu bạn không lưu ý đến cách nói chuyện của mình, bạn có thể tuỳ hứng nói rất nhiều, nhưng người nghe không hiểu được bao nhiêu, hoặc bạn nói quá nhiều chuyện lan man, đan xen nhau lẫn lộn giữa chuyện này với chuyện khác, nên việc đầu tiên bạn phải làm là xác định trong đầu số câu chuyện mình muốn nói (bao nhiêu nội dung), sau đó sắp xếp theo trình tự thời gian, trình tự quan trọng hoặc trình tự hợp lý, dễ hiểu (nếu các câu chuyện có liên quan) v.v...để trình bầy từng chuyện một. Sự chuẩn bị này rất cần thiết để bạn giao tiếp sau đó. Nếu bạn nói năng không rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, người nghe sẽ khó chịu, bực mình, đánh giá năng lực của bạn và tất nhiên rất bất lợi cho bạn trong việc chiếm cảm tình của họ sau đó.
2.                 Để đạt yêu cầu về thông tin, bạn cần phải nói từng chuyện một rõ ràng. Muốn truyền đạt một nội dung rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ, các bạn cần tuân theo quy tắc 6W là : WHO (ai), WHAT (cái gì), WHEN (khi nào), WHERE (ở đâu), WHY (tại sao) HOW (thế nào). 
3.                  Lưu ý các bạn rằng , điều quan trọng nhất trong thuật nói chuyện là thuật lắng nghe. Bạn nên nhớ rằng mọi người đều chú ý đến mình nhiều hơn tất cả mọi thứ trên đời và tất nhiên người ta luôn muốn nói về thứ họ quan tâm. Vì thế, tâm lý chung ai cũng thích nói về mình.  Cho nên trừ khi bạn là diễn giả thì mọi người đến nghe đều xác định là họ đến để nghe bạn nói, họ sẽ tập trung theo dõi câu chuyện của bạn. Nhưng, nếu bạn ngồi nói chuyện tay đôi với một ai đó, bạn hãy tin chắc rằng họ muốn nói về họ hoặc những điều họ đang quan tâm, đang bức xúc, cho bạn nghe, nhiều hơn muốn nghe bạn nói. Vì vậy, người nói chuyện khôn ngoan là người biết lắng nghe người đối diện một cách chân thành. Chỉ cần bạn chăm chú lắng nghe, theo dõi câu chuyện của họ, đồng cảm, chia sẻ với họ những buồn vui, bạn có thể góp ý chân tình vì sự bình an, hạnh phúc hay quyền lợi của họ trong cuộc sống. Như thế bạn đã có thể trở thành “người nói chuyện hay” được ưa thích nhất. Đó bởi vì ai cũng có lúc muốn tìm một người nào đó “biết nói chuyện” để lắng nghe những điều họ muốn nói. Điều tối kỵ trong lúc đang nói chuyện là bạn làm một cái gì đó, ví dụ như đọc báo, chơi game, làm việc v.v… Cho dù lúc ấy bạn có chú ý đến câu chuyện của họ hay không thì người nói chuyện với bạn cũng rất “không hài lòng” với thái độ ấy.
4.                 Luôn biết khen ngợi người đối diện một cách thành thật và tế nhị. Điều này tuy không dễ, nhưng khi chúng ta quan tâm đến người đang nói chuyện với mình, bao giờ ta cũng tìm ra một điều gì đó nơi họđể khen ngợi, hoặc ở ngoại hình, hoặc sức khoẻ, hoặc tài năng, hoặc phẩm chất đạo đức v.v… Những lời khen ngợi thành thật và tế nhị của chúng ta làm vui lòng người đối diện, đó là một nét văn hoá đẹp trong giao tiếp, một hành động tốt mang tính đạo đức (vì đã tặng cho người khác một niềm vui), một cách rèn luyện phẩm hạnh cá nhân (vì thật sự nhìn nhận ưu điểm của người khác là một cách bào mòn tính ganh tị trong bản năng của mỗi người). 
5.                 Vui vẻ luôn là chất dầu bôi trơn câu chuyện của mọi người. Mọi vấn đề dù căng thẳng đến đâu, nghiêm trọng thế nào, nhưng khi người ta trao đổi với nhau bằng sự cảm thông, cởi mở, tích cực và thiện chí thì câu chuyện luôn đi theo hướng tốt đẹp và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn là người có năng khiếu hài hước thì điều đó thật là tuyệt vời. Bạn có thể làm cho mọi người quanh bạn trở nên vui tươi, yêu đời, hào hứng thì quả thật bạn là người vô cùng hấp dẫn và thú vị. Điều đó chẳng khác nào bạn may mắn sở hữu một kho tàng vô giá mà không phải ai muốn cũng có được. Hài hước là một năng khiếu tự nhiên, bẩm sinh và là một môn học “khó” vì nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong thực tế sinh động của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta tận tình muốn “học” thì dần dần những câu nói của chúng ta sẽ mang tính hài duyên dáng.
6.                 Góp ý chân thành. Tiếng nói từ trái tim chân thành của ta sẽ khơi dậy phản ứng chân thành nơi người đối diện. Với cách nói chuyện này, ta khéo léo giữ được thiện cảm với mọi đối tượng, cho dù họ có đang là đối thủ của ta ở mặt này hay mặt khác trong xã hội. 
7.                 Không phê phán, chỉ trích bất kỳ ai nếu chỉ vì họ đi ngược lại với quan điểm hoặc ý kiến mình. Điều đó có nghĩa là mình tránh đụng chạm khi còn có thể tránh được. Các bạn cứ nghĩ rằng một câu nói mích lòng cũng giống như một vụ va chạm giao thông, nhưng hậu quả của câu nói thì rất nhiều khi chúng ta không thể nhìn thấy “tai nạn” trước mắt, nhưng tai nạn do nó gây ra thì quả thật khó lường.
8.                 Thận trọng đối với người thân và thuộc cấp. Tâm lý chung của chúng ta là, khi ra ngoài, chúng ta chú ý đến mình rất nhiều, từ ngoại hình đến ngôn ngữ, tác phong, cử chỉ. Chúng ta ngại người bên ngoài đánh giá, ngại họ không nể nang, yêu mến, kính trọng ta. Ta quan tâm đến những người mình chỉ gặp thoáng qua giây lát, từ anh tài xế taxi đến cô tiếp viên nhà hàng…ta nói năng đúng mực, xử sự đàng hoàng, không làm điều gì, nói câu gì cho họ muộn phiền bực bội.






Biên tập
Đào Thu Hương






Lời nói chẳng mất tiền mua…



Lời nói là công cụ, là phương tiện giao tiếp giữa người với người. Lời nói phản ánh trạng thái tâm sinh lý con người. Qua lời nói thể hiện rõ tình cảm, ý chí, tinh thần, phong cách của người nói, đồng thời cũng ảnh hưởng tác động hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực đối với người nghe và đối với cả chính mình. 

Những lời nói thuận tai, thật thà, chân tình, ôn hòa, cởi mở, điềm đạm... đều gây ảnh hưởng thiện cảm, tích cực. Những lời nói khó nghe, giả dối, gắt gỏng, quát tháo, tục tĩu, xu nịnh, lăng mạ... đều gây tiêu cực, phản cảm. “Con người cần 2 năm để học nói và cần 60 năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói”. Châm ngôn, thành ngữ Việt Nam có nhiều câu rất có ý nghĩa: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “lời ngọt lọt đến xương”, “lời đau nhớ đời”, “người khôn thì cái lưỡi để trong bụng, kẻ ngốc thì bụng dạ để trên lưỡi”... Người biết nói là người biết khi nào cần phải nói, nói cái gì, nói ra sao. Trong gia đình, những lời nói dịu dàng, yêu thương của ông bà, cha mẹ có tác dụng mạnh mẽ sâu sắc trong việc giáo dục, dạy dỗ con cháu, có thể cảm hóa được những con trẻ lỗi lầm, hư hỏng. Ngược lại con cháu cũng phải nói năng lễ phép, ân cần, kính trên, nhường dưới để làm vui lòng ông bà, cha mẹ, anh em đoàn kết, vợ chồng thuận hòa, “tương kính như tân”. Ở cơ quan, công sở, người trên nói với người dưới, người dưới nói với người trên cũng phải chân tình, trung thực, tôn trọng lẫn nhau thì mới có sức thuyết phục, giữ được đoàn kết, nâng cao hiệu suất công việc. Trong bạn bè, ngoài xã hội khi tiếp xúc chuyện trò với nhau cũng phải có những lời nói hay nói đẹp, thân ái, nhường nhịn, trân trọng thì sẽ để lại ấn tượng, tình cảm tốt với nhau. Cho nên bất kỳ ở đâu, lúc nào, trên cương vị nào cũng cần “đặt tri thức lên ngôn ngữ hàng ngày”. “Nói phải củ cải cũng nghe”. Những kết luận của người xưa thật là chí lý. Đó chính là văn hóa nói. Người có văn hóa phải là người có lời nói hay, nói đẹp. Trong sự phát triển tiến bộ của xã hội ngày nay vẫn còn không ít người có những lời nói không hay không đẹp, thậm chí là lố bịch, xô bồ, vô văn hóa. Từ những lời nói vô văn hóa đó mà đã gây ra những điều lục đục trong gia đình, nghi ngờ, thắc mắc trong cơ quan, bất ổn trong dư luận xã hội. Có người nói ra rồi khi nghĩ lại muốn hối, sửa thì đã muộn bởi vì lời nói phát ra cũng như mũi tên bay đi không trở lại cái cung. Mạnh Tử – nhà triết học cổ Trung Hoa đã viết: “Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huyênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ trái, nói giấu diếm rồi đến chỗ cùng”.

Có một thực tế là trong môi trường giao tiếp hiện nay có những tình huống rất cần một lời nói thật đơn giản để biểu hiện nếp sống văn minh, thanh lịch như “cám ơn”, “xin lỗi” nhưng lại thấy rất ít người sử dụng. Mặt khác lại có trường hợp chỉ vì một lời nói vội vàng, nóng nẩy, thiếu suy nghĩ mà đã gây nên sự thù hận, oán ghét suốt cả đời.

Mong rằng những lời nói hay, nói đẹp luôn được duy trì, thể hiện thường xuyên đối với tất cả mọi người. Được như vậy thì quanh năm suốt tháng mãi mãi là xuân vì có câu rằng: “một lời nói hay cũng đẹp tựa một ngày xuân”.




Biên tập
Đào Thu Hương






Kỹ năng & nghệ thuật nói chuyện



Con người – Sở dĩ trở thành người – bởi có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Xã hội con người phát triển được nhờ sự phong phú hoá của ngôn ngữ, ngôn ngữ phát triển được nhờ sự tiến hoá của xã hội. Có ngôn ngữ để trao đổi, để hiểu nhau, đó chỉ là bước khởi điểm của Ứng Dụng Ngôn Ngữ. Trong quá trình sống, con người phải luôn hoàn thiện khả năng thông tin bằng ngôn ngữ của mình để kiến tạo những bước tiến bộ chung cho nhân loại.
Trong xã hội chưa phát triển, đời sống còn đơn giản, con người chủ   yếu trao đổi với nhau những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất; ngôn ngữ của họ không nhiều, việc thông tin cho nhau dễ đạt hiệu quả cao. Khi xã hội tiến hoá hơn, đời sống tinh thần và tư duy trong cuộc sống phức tạp hơn, tất nhiên ngôn ngữ ngày càng phong phú hơn, việc thông tin dần trở nên khó khăn, kém hiệu quả hơn, vì người ta không thể hiểu nhau một cách chính xác dễ dàng như xưa nữa. Vả chăng, xã hội phát triển, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện trao đổi thông tin đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng là cầu nối tình cảm giữa người với người trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là sự thành công hay thất bại của bạn trong quan hệ với mọi người phụ thuộc một cách gần như tuyệt đối vào cách nói năng của bạn.
Vậy, khi nào cần vận dụng Kỹ Năng Nói Chuyện và khi nào cần nâng cấp nó lên thành Nghệ Thuật Nói Chuyện?
Chiêm nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta nói chuyện không khéo làm người nghe bực mình, khó chịu, kết quả sẽ không khác gì mấy so với một cuộc cãi nhau. Từ đó, chúng ta có thể đánh mất nhiều thứ trong cuộc sống một cách oan uổng và không đáng.
Nói cho người khác hiểu và tạo được tình cảm tốt đẹp với họ đó là Kỹ Năng Nói Chuyện. Nhưng khi bạn cần phải thuyết phục một ai đó để họ đồng tình với bạn về một điều gì, bạn cần phải có Nghệ Thuật Nói Chuyện.
Mục đích của việc nói chuyện là làm cho người khác hiểu được:
-        Nội dung mình muốn nói
-        Ý kiến công khai hoặc kín đáo (ngụ ý, ẩn ý hay “hiểu ngầm”) của mình thông qua câu chuyện.
Nếu người nghe nhận biết rõ hai mục đích trên theo đúng ý mình, vậy là mình đã thành công trong việc trình bày những điều muốn nói.   

Cần biết thêm rằng: Làm cho người khác hiểu những gì mình muốn nói chỉ là mục đích ban đầu, sau đó chúng ta tiến tới mục đích tiếp theo là làm cho người đó tiếp thu ý kiến của mình, đồng thuận với mình, hoặc cố ý để họ phản bác mình hoặc đưa ra ý kiến khác v.v…Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn đối tượng của ta phản ứng đúng như ý muốn của mình thì ta phải có Nghệ Thuật Nói Chuyện. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này khi ta đã thành công với Kỹ Năng Nói Chuyện.

Để trở thành người biết lắng nghe


Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.
- Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.
- Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.
- Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.
- Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.
- Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.
Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?
- Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

- Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

Bạn đã biết lắng nghe?



Câu hỏi này có vẻ hơi lạ đối với bạn? Ai mà chẳng biết lắng nghe! Khoan đã, bạn đừng vội bực mình. Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Khả năng lắng nghe của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ với những người chung quanh.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang chủ trì một cuộc họp… bạn đang thao thao bất tuyệt, và khi nhìn xuống thì mọi người đang “thả hồn theo mây gió”. Người thì đang viết, người đang thảo luận, vài người đang lắng nghe bạn nhưng họ không có biểu hiện gì là hiểu bạn cả… Khi đó bạn cảm thấy thế nào?
Chúng ta nghe được bao nhiêu phần trăm điều người khác nói?
Chúng ta thường lắng nghe vì những mục đích sau: thu thập thông tin, hiểu được điều người khác muốn nói, giải trí và học hỏi.
Với những mục đích trên, bạn nghĩ khả năng lắng nghe của bạn đã tốt lắm rồi. Nhưng các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết người ta chỉ có thể nhớ khoảng 25% đến 50% những gì họ đã nghe. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách hàng của chúng ta trong vòng 10 phút, thì họ chỉ thật sự nghe được từ 1 đến 5 phút là tối đa.
Ngược lại, điều đó cũng có nghĩa là khi bạn nói chuyện với người khác, bạn cũng không nghe hết những gì họ nói. Bạn chỉ có thể nắm bắt được khoảng 25-50% những điều quan trọng đó.
Vì sao nên lắng nghe?
Rõ ràng lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc.
Để biết lắng nghe?
Cách để trở thành một người lắng nghe tốt là bạn thường xuyên thực hành “lắng nghe chủ động”. Để hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, hãy thử nghĩ xem bạn có còn đủ hào hứng để tiếp tục câu chuyện nữa không khi bạn nghi ngờ người giao tiếp với bạn không chú ý lắng nghe điều bạn đang nói. Rõ ràng đến một lúc nào đó bạn cảm thấy mình đang nói chuyện với một “bức tường” thì bạn sẽ không còn muốn tiếp tục cuộc nói chuyện nữa.
Để làm được điều này bạn phải quan sát người nói. Đừng để bản thân mất tập trung bởi những việc xảy ra chung quanh hoặc bởi những lý lẽ mà bạn cố tìm để đáp trả ngay khi họ nói xong.
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Bạn có thể cho người giao tiếp với mình biết rằng bạn đang lắng nghe bằng cách gật gật đầu hoặc đơn giản chỉ nói “ừ, ồ”. Không nhất thiết bạn phải đồng ý với quan điểm của họ, bạn chỉ cần cho họ biết rằng bạn đang lắng nghe họ mà thôi. Hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và những dấu hiệu khác để cho họ biết bạn đang lắng nghe.
Bạn cũng nên khéo léo trong việc trả lời, làm sao để câu trả lời của bạn khuyến khích người nói tiếp tục mạch trình bày của họ, nhờ đó bạn sẽ có được thông tin bạn cần. Trong khi việc gật đầu và nói “ừ nhỉ” thể hiện sự quan tâm của bạn đến người nói, thì việc thỉnh thoảng đưa ra một câu hỏi hoặc một lời bình luận để tóm lại những gì họ đang nói cho thấy bạn hiểu rất rõ thông điệp họ muốn đưa ra.

Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và lâu dài với mọi người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy cực kì khó khăn để tập trung vào những gì người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại những gì họ nói – điều này sẽ củng cố thêm thông điệp của họ và giúp bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình. 

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Hội nhập… đúng giờ

Ai đó đã từng nói vui: “Tôi thích nhất trong hàng Việt Nam là... vợ Việt Nam. Còn tôi sợ nhất trong hàng Việt Nam là... giờ Việt Nam, giờ dây thun”. Ai nghe cũng cười, song có gì đó chua chát đọng lại. Có một câu châm ngôn sống mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã biết, đại ý nói rằng mỗi người đều sở hữu một nguồn tài nguyên công bằng nhất: thời gian.

Ai cũng có 24 giờ một ngày, không thể kéo dài hay thu ngắn, không thể gian lận hay đánh cắp. Vấn đề là sử dụng khoảng thời gian này một cách khôn ngoan và hiệu quả nhất.

Ai cũng biết là nên tiết kiệm thời gian, nhưng hình như chúng ta vẫn quen với việc sử dụng thoải mái, “vô tư” nguồn tài nguyên này. Trung bình một ngày, chúng ta ném bao nhiêu thời gian của mình vào những việc vô ích? Ngồi xuống mà tính, có lẽ phải giật mình. Những cuộc họp lê thê không có kết luận. Những lúc ngồi giết thời gian bằng việc chơi game, tán gẫu...

Và nhiều nhất, có lẽ là việc “dây thun” thời gian trong những chương trình hội thảo, hội nghị. “Mặc nhiên chúng ta phải trừ hao ít ra là nửa tiếng so với thời gian ghi trên thư mời”, một chuyên viên tổ chức sự kiện của một hội doanh nghiệp chia sẻ. Lâu dần, ai cũng thỏa hiệp với thói quen đi dự họp, dự hội nghị, dự các chương trình sự kiện doanh nghiệp theo phong cách trừ hao như vậy. Nửa giờ, thậm chí là một giờ đến trễ hơn so với thư mời, chúng ta chẳng lấy làm áy náy vì mọi người xung quanh đều hành xử như thế.

Đã có ai thử làm một phép toán. Cứ tính mỗi doanh nhân làm ra ít nhất 400.000 đồng một giờ làm việc, mỗi cuộc hội nghị 100 người, mỗi người đánh cắp của xã hội nửa giờ, nhân với khoảng 200 (giả định) cuộc họp như thế trên cả nước mỗi ngày thì một số tiền không nhỏ của xã hội đã bị phung phí chỉ vì một thói quen xấu.

Như thế, cứ mỗi ngày, cả nước mất trắng 4 tỉ đồng. Mà hình như không ai buồn băn khoăn. Chúng ta mặc nhiên xem đó là thông lệ mà không nghĩ là mỗi người đang “góp phần” đánh cắp một lượng tiền của xã hội trong hoàn cảnh đất nước còn rất nghèo.

Chuyện người Việt xài giờ dây thun đã được nhiều đối tác kinh doanh quốc tế truyền tai nhau như một kinh nghiệm cần phải biết khi làm ăn tại Việt Nam. Biết vậy nhưng cũng có không ít chuyên viên cao cấp nước ngoài đến Việt Nam dự hội họp đã phải kêu trời khi đụng phải “quy luật thực tế” này của người Việt.

Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về “Doing business in Vietnam 2010” (Kinh doanh tại Việt Nam năm 2010), chỉ số về thời gian tiêu tốn cho một thủ tục tiếp tục được xem là quan ngại lớn nhất. Ngoài những thủ tục nhiêu khê về xuất nhập hàng hóa, thì việc mở một tài khoản ngân hàng, đăng một thông báo tuyển dụng, mở một nhà kho hay đơn giản hơn là kéo một đường dây điện thoại, mở một thuê bao Internet... đều tiêu tốn nhiều thời gian. Tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh đều được tính toán theo hai chỉ số cơ bản: thời gian và tiền bạc.

Và trong những nhận xét lẫn những so sánh với các quốc gia khác, vấn đề thời gian trong việc thu xếp công việc kinh doanh tại Việt Nam được lưu ý như là vấn đề đáng để các nhà đầu tư suy nghĩ nhất.

Sẽ không bao giờ là muộn nếu ta thôi hành xử theo kiểu đánh cắp tài nguyên - thời gian của người khác bằng việc tuân thủ nguyên tắc: đúng giờ! Hội nhập quốc tế có lẽ cần bắt đầu từ những việc tưởng chừng là nhỏ nhặt ấy.

Mọi người có thể xem thêm các bài đăng về văn hoá doanh nghiệp của chúng tôi tại website: http://tamkim.vn

Văn hóa đúng giờ








Chúng ta thường nói rằng: “thời gian là tiền bạc”, nhưng có mấy người trong số chúng ta biết trân trọng giá trị của nó???Chắc chắn trong cuộc sống, đã không ít lần chúng ta chịu cảnh đợi chờ, chậm trễ và chắc chắn rằng cảm giác đó thật không dễ chịu chút nào. Một thực trạng đáng suy ngẫm là hầu hết thói quen “giờ dây thun” thường xuyên diễn ra đối với mỗi người. Làm sao có thể tạo cho mình thói quen đúng giờ?

Trong dòng chảy ồ ạt của cuộc sống, nhiều khi ta sống quá nhanh mà quên tận hưởng hiện tại, song có đôi lúc lại thờ ơ, dửng dưng với chính thời gian của mình. Mỗi giây, mỗi phút trong cuộc đời thật ngắn ngủi, nếu đã trôi qua khó lấy lại được. Trễ giờ không phải là vấn đề riêng của một người và việc trễ giờ của một vài người vẫn có thể gây ảnh hưởng đến cả một tập thể, cộng đồng.

Không biết từ bao giờ, việc trễ giờ đã trở thành thói quen của phần đông người trong xã hội. Có phải việc đi trễ là do nguyên nhân khách quan, không khắc phục được? Tất nhiên, thực tế, có những người vì những lý do đột xuất, ngoài ý muốn nên đến trễ. Nhưng cũng không ít người xem việc đến trễ là chuyện bình thường và cho rằng, đến đúng giờ mới là lập dị. Đặc biệt hơn, một số người còn xem việc đến trễ như là một thứ “mốt” - phải đến trễ mới gây sự chú ý, mới thể hiện tầm quan trọng của cá nhân, và chứng tỏ “đẳng cấp” của mình.

Nhiều người thường đến muộn hơn so với thời gian quy định của Công ty và thường viện dẫn bằng các lý do quen thuộc như tắc đường, hỏng xe, bận việc cá nhân v…v.  

Dân gian có câu: “Không ăn đậu  không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”, phải chăng việc đi trễ đã trở thành một phần trong lối sống của người Việt, phải chăng đa phần người Việt chúng ta đều có tính chần chừ, do dự???

Có thể khẳng định, đi trễ là một thói quen xấu, và nếu ai đó xem là “mốt” thì “mốt” này rất phản cảm, rất đáng lên án! Trễ giờ không đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục.

Thay đổi thói quen từ đi trễ sang đúng giờ sẽ giúp bạn hình thành một nếp sống tốt, khoa học hơn. Với khẩu hiệu  “Trân trọng thời gian – chìa khóa của thành công”, là CBNV Tam Kim -  hãy luôn đúng giờ, tôn trọng mọi người cũng là tôn trọng chính mình!

Đi làm đúng giờ, đến hẹn đúng giờ không chỉ thể hiện tính cách nghiêm túc, nếp sống kỷ luật, mà quan trọng hơn, nó thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Một người coi thường người khác, mà lại là coi thường số đông, chắc chắn không thể có được sự tôn trọng từ người khác đối với mình. Đến đúng giờ là một trong những biểu hiện rất đơn giản nhưng rất quan trọng bởi doanh nghiệp không thể xây dựng văn hóa thành công nếu mỗi cá thể không tự xây dựng văn hóa cho riêng mình.

Mọi người có thể xem thêm các bài đăng về văn hoá doanh nghiệp của chúng tôi tại website: http://tamkim.vn









Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Vượt qua sự trì hoãn



Bạn có thường hay chần chừ khi làm việc gì đó, mặc cho hạn chót giao nộp đang cận kề? Vậy thì bạn ơi, bạn chính là một trong hàng triệu triệu người trên thế giới này đang bị ảnh hưởng bởi con virus “trì hoãn” rồi đấy. Sự trì hoãn là nguyên nhân lớn nhất làm giảm thiểu năng suất lao động và chậm tiến độ công việc. Mặc dù nhiều người không thừa nhận điều này, nhưng quả thực nếu họ làm việc đúng giờ hơn, họ sẽ thu được nhiều hơn. Với nhiều người, việc “tạm gác” công việc sau này làm là một thói quen hơn là một… sở thích. Quả thực là khó khăn cho ai đó để quen với việc bắt đầu công việc một cách đúng giờ, nhất là khi hậu quả của việc trễ giờ là vô cùng nguy hại. Nếu bạn là một trong số những người như thế, bạn phải khát khao muốn rũ bỏ sự trì hoãn cố hữu, và điều đó chỉ đạt được nếu bạn tìm đến đúng căn nguyên của vấn đề. Sau đây là một vài gợi ý để bạn có thể vượt qua sức ỳ cơ thể và trở thành một người làm việc năng suất, đáng tin cậy. Lập thời gian biểu Đây thực sự là một điều quan trọng khi bạn lập một danh sách những việc cần hoàn thành trong ngày. Nó sẽ giúp bạn dự tính thời gian và công việc. Một lỗi chủ yếu mà mọi người hay mắc phải khi trì hoãn công việc là thấy thời gian còn lại quá dư dả. Một tờ ghi chép nhỏ, một cuốn lịch bàn sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết và hoàn thành công việc ngay lập tức và đúng giờ. Nghỉ ngơi Nhiều người hoãn làm việc vì lí do “Tôi cảm thấy không thoải mái khi bắt tay vào việc lúc này”. Điều này có vẻ đúng khi họ nhiều thời gian để hoàn thành công việc của mình, nhưng tốt hơn hết là hãy hoàn thành xong xuôi công việc của bạn, rồi hẵng nghỉ ngơi. Không tuyệt vời hay sao khi bạn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng? Nếu bạn chọn nghỉ ngơi trước khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, bạn dễ bị kiệt sức và sẽ chẳng còn tí hứng thú nào để hoàn thành công việc cả. Sẽ tốt hơn nếu bạn thấy mệt sau khi làm một công việc, nhất là khi nếu bạn muốn kéo dài thời gian nghỉ ngơi đó. Đừng đánh giá thấp công việc của bạn Đôi lúc, sự trì hoãn hình thành khi bạn đánh giá không đúng mức công việc, độ khó khăn và thời gian dành cho một hoạt động cụ thể. Họ thường nói “Chỉ là việc nhỏ thôi mà, quá dễ! Mình làm vèo cái là xong”. Vấn đê ở đây là, dù công việc có bình thường thế nào, nó đều ngốn thời gian và công sức của bạn cả. Nếu bạn coi thường công việc đó, bạn sẽ dành cho nó quá ít thời gian, và làm nó quá gần hạn chót đề ra. Đừng cảm thấy thoải mái khi không làm gì Nó sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có một chiếc đồng hồ trong suy nghĩ của mình, bất kể bạn không làm gì cả. Sử dụng chiếc đồng hồ đó để nhắc nhở bạn những công việc cần làm. Điều này giúp bạn suy nghĩ một cách tích cực hơn, hoàn thành công việc sớm thì nghỉ ngơi nhiều hơn. Cho dù đó là lý do, thì bạn cũng nên dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi và gạt bỏ mọi vấn đề trước khi lên giường đi ngủ. Nhưng hãy nhớ, đừng quá lạm dụng chuyện “nghỉ ngơi”. Có sự khác biệt lớn giữa nghỉ ngơi và sự trì trệ. Luôn luôn dành đủ thời gian cho nghỉ ngơi, và hãy theo sát thời gian biểu của bạn.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Văn hóa thang máy - có phải là chuyện nhỏ?

van_hoa_thang_mayBản tin tháng này, BBT mạn phép đề cập tới một vấn đề rất giản dị và cũng được giới hạn ở phạm vi khá nhỏ: trong tòa nhà Ô B02 - trụ sở văn phòng của Tam Kim miền Bắc, chuyện cái thang máy. Tuy nhiên, liệu đó có thực sự là chuyện nhỏ?

Những điều mắt thấy, tai nghe

100% người được hỏi đều “lắc đầu lè lưỡi” khẳng định tình trạng quá tải thang máy ở đây vào giờ cao điểm - 17h30’. Chuyện chen lấn, xô đẩy; chuyện chờ thang 2, 3 chuyến mới tới lượt mình; thang máy dừng tại tất cả các tầng khiến việc đi từ tầng 1 tới tầng 6 có khi mất tới 7 - 10 phút; chuyện chấp nhận đi xuống rồi lại đi lên hay lấy tinh thần leo thang bộ… đó là chuyện “thường ngày ở huyện” đối với những ai có mặt tại văn phòng lúc 8h00 sáng và 17h30 chiều.

… Và hệ lụy

Ôi, nhiều lúc mọi người chen lấn hơi bị ác, chen bẹp cả người luôn, lúc đó thà chạy thang bộ một chút còn nhanh hơn (Hoàng Gia Xuân - PPR).

Khi chứng kiến cảnh này, cảm nhận đầu tiên của mọi người chắc chắn là… choáng! Choáng vì là tranh nhau như ngoài chợ, chen nhau như đứng như trên xe bus và hít thở như đang chạy việt dã. Nhiều người còn bấm giữ thang máy rất lâu để chờ người này, đợi người kia mà không biết rằng ở các tầng dưới, mọi người cũng đang rất sốt ruột đứng đợi.

Về tâm trạng thì có lẽ bất cứ ai nếu phải đợi lâu cũng sẽ cảm thấy sốt ruột. Nhiều người sẽ phải bắt đầu công việc muộn hơn hoặc tâm trạng không tốt thì làm việc có thể kém hiệu quả. (Phí Thị Nhường – Quảng cáo).

Có lần tôi đi thang máy, có một bạn nam rất ga lăng, nhường cho các chị em đi vào trước. Đến lượt bạn ấy vào thì overload. Trời thật phụ lòng người tốt! (Nguyễn Thị Hòa – Kế toán).

Đó có phải là chuyện nhỏ?

Không phải là chuyện nhỏ vì đó là vấn đề đầu tiên khi tới Công ty, nếu thấy bức xúc thì cả ngày khó mà thoải mái được. “Chuyện thang máy” thực ra lại là cả một câu chuyện về văn hóa Công ty. Cách giao tiếp, nói chuyện trong thang máy phần nào phản chiếu quan hệ đồng nghiệp, văn hóa ứng xử giữa các CBNV Tam Kim, trong khi đó đối tượng sử dụng thang máy có khi lại không chỉ là các CBNV mà có thể còn bao gồm cả khách hàng, hoặc đối tác… Đôi khi chỉ một lời nói vô ý, một hành vi ứng xử thiếu hòa nhã lại ảnh hưởng đến hình ảnh, đến văn hóa riêng mà Tam Kim đang cố gắng tạo dựng.

Văn hóa thang máy có thể gồm những hành vi rất nhỏ, nhưng thể hiện văn hóa của người sử dụng, chẳng hạn như nhấn nút giữ thang cho người đi cùng, mỉm cười nói đôi câu thăm hỏi nhỏ nhẹ với người bên cạnh, nhường thang cho phụ nữ mang thai… Rất vui là tôi bắt gặp những hành động đó khá thường xuyên mỗi khi đi thang máy tại tòa nhà này (Lê Vũ Hòa – Dự án).

Thiết nghĩ chờ thang 5 đến 7 phút thì cũng không có gì là ghê gớm nhưng đôi khi nó gây tâm lý khó chịu vì người Việt Nam chúng ta cũng hay kiêng, muốn đầu ngày mọi việc phải suôn sẻ thì công việc trong ngày mới tốt. Vì vậy, việc không may hôm nào cũng phải chờ thang máy vì trễ chuyến và những vấn đề liên quan đến thang máy hẳn cũng không còn là việc nhỏ nữa. Nhưng nếu biết chờ đợi và nhường nhịn, không chen lấn, mỗi người ý thức hơn một chút thì đó cũng chỉ là một việc nhỏ. Hoặc nếu muốn không bị tắc đường thang máy vào lúc 8h00 sáng và 17h30 mỗi ngày, hãy chịu khó đi sớm và về muộn hơn vài phút so với giờ cao điểm.

Có lẽ, câu chuyện nhỏ lần này cũng giống như một câu chuyện phiếm về một điều ai cũng biết nhưng chưa bức xúc đến độ khăng khăng tìm cách giải quyết. Nhưng thực ra, với bất cứ vấn đề nào, chỉ cần chúng ta nhìn nhận nghiêm túc về nó và muốn giải quyết thì vẫn luôn có một biện pháp tối ưu!

Một số quy tắc ứng xử khi đi thang máy:

· Người đứng ngoài chờ thang máy phải đứng về 2 bên cửa thang máy hoặc đứng đối diện thang máy nhưng cách xa trên 1 mét để nhường cho người bên trong ra trước.

· Nếu quan sát thấy có người cũng đang muốn vào và mang theo vật nặng, hãy giữ thang và đừng ngần ngại giúp người đó vận chuyển đồ.

· Nếu thấy thang máy chuẩn bị đóng cửa nhưng không ai giữ cửa cho mình, đừng chạy hộc tốc lại bấm thang cho kịp, hãy nói "Làm ơn giữ thang cho tôi!" hoặc “Làm ơn đợi tôi với”.

· Khi có người giữ thang chờ mình vào, đừng quên nói "Cảm ơn".

· Cố gắng tránh nói chuyện to, sử dụng điện thoại trong thang máy.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Xưa và nay

“Sao dạo này không thấy chị viết bài cho bản tin nữa?”. BBT hỏi, tôi sững người trả lời qua quýt “Chị bận quá” – và ai cũng biết đó chỉ là cái cớ…

Có những thời gian rất hào hứng viết bài, vừa là để chia sẻ thông tin, vừa là muốn đóng góp tin bài cho bản tin nội bộ thêm phong phú, và cũng còn để nhận nhuận bút liên hoan với cả phòng nữa chứ! Vậy mà lâu lâu rồi tôi không thể viết thêm một bài nào gửi cho BBT nữa? Bận rộn quá chỉ là lý do muôn thuở, phải chăng vì mình chẳng còn cảm hứng, phải chăng chẳng có gì để chia sẻ? Tất cả đều không phải là lý do đúng.



Tam Kim sau mười lăm năm đã hoàn toàn thay đổi, thấm thoát đã gần chục năm gắn bó, có bao nhiêu kỷ niệm muốn nói, vậy mà giờ đây tôi vẫn chẳng biết bắt đầu từ đâu. Mọi nhận xét đều có thể phiến diện, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nên tôi cũng chẳng dám lạm bàn, chỉ muốn gửi gắm những gì mình cảm nhận, những gì mình trông thấy.

Ngày xưa dường như là rất xa, còn ngày nay lại có bao điều mới mẻ và tốt đẹp hơn, vậy mà tôi vẫn rất nhớ về những ngày xưa ấy. Tôi thích cái tập thể nhỏ bé của ngày xưa, trụ sở văn phòng nhỏ bé, tất cả chỉ có hai, ba mươi người, gần gũi, thân thiết, gắn bó, chúng tôi thuộc đến từng giọng nói tiếng cười của nhau, thậm chí nghe từ xa đã biết đó là bước chân của ai; nhớ những buổi liên hoan xì xụp tự nấu; nhớ những buổi làm việc cùng nhau, bận rộn nhưng lúc nào cũng vui như Tết; nhớ những trận tranh luận nảy lửa giữa các bộ phận nhưng rồi xong việc lại nhìn nhau cười xòa.

Nhớ về ngày xưa nhưng tôi cũng thích gia đình lớn của trụ sở văn phòng tại Hà Nội hôm nay, khang trang, sạch đẹp, cả tòa nhà đầy ắp người, đi đâu, nhìn thấy ai cũng cười toe toét mặc dù cũng có lúc tự nhủ thầm chẳng biết đấy là ai, ở phòng ban nào.

Người cũ, người mới vào ra nhộn nhịp, có khi vừa mới giới thiệu thành viên mới trong buổi truyền thông đầu tháng, vài tháng sau đã thấy chào tạm biệt. Thời gian ngắn ngủi chưa đủ gắn kết mọi người như ngày xưa nhưng ở đâu cũng được tiếp nhận luồng gió mới, ý tưởng mới. Những người đã gắn bó lâu năm như tôi đôi khi chợt thấy chạnh lòng, các em vừa trẻ trung, vừa giỏi giang, vừa năng động, khi đó lại nhớ tới chục năm về trước, khi đó tôi mới chập chững những ngày đầu bước vào Công ty…


xua_va_nayNgày xưa, mỗi lần nhận một công việc mới, mọi người phải đánh vật với các văn bản quy định, những tập văn bản chữ mờ, chữ tỏ vì qua tay biết bao người, ngẫm từng câu từng chữ để không được làm sai, không được gây hậu quả. Hôm nay, chỉ cần kích chuột, các thông tin vèo vèo chạy qua.

Ngày xưa, cơ hội thật hiếm hoi vì hệ thống Tam Kim mới chân ướt chân ráo vào nghề, mười năm gắn bó với nghề, tôi thấy bằng lòng với những kinh nghiệm thu gom được và vẫn luôn mong muốn gắn bó với nơi đây vì tình cảm sâu nặng với Công ty, vì những động viên kịp thời, vì những ghi nhận chính xác của Ban lãnh đạo, của những người đi trước. Hôm nay, các em có rất nhiều cơ hội để khẳng định mình, mong sao các em sẽ có được thêm may mắn như chúng tôi ngày nào khi luôn có các anh trong Ban lãnh đạo dẫn dắt và hỗ trợ, để các em phát huy hết năng lực của mình, để rồi chính các em cũng giống như chúng tôi sẽ coi Tam Kim là nơi gắn bó lâu dài, là mảnh đất gieo mầm những ước mơ.

Nhìn lại ngày xưa và ngày hôm nay, tôi thấy tự hào về những năm tháng đã qua và hy vọng tương lai rạng rỡ sẽ đến cùng Tam Kim. Ngày xưa và ngày nay khác xa nhau quá, ngày nay đổi mới, tân tiến hơn ngày xưa rất nhiều, nhưng dù xưa hay nay thì Tam Kim vẫn luôn giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và luôn chào đón những người có tài, có tâm thực sự.

Note: Sao chép phải ghi rõ nguồn gốc.

Yêu lắm ngôi nhà của chúng ta!

Tọa lạc trên con đường trung tâm Thành phố Đà Nẵng, văn phòng mới của chi nhánh chúng tôi như toát lên vẻ sang trọng, kiêu hãnh bởi một không gian ánh sáng lung linh, lãng mạn và sống động của những ánh đèn với sự đa dạng của các mẫu sản phẩm đèn trang trí khác nhau được trưng bày nơi đây.
Diễn tả thế nào nhỉ? Diễn tả thế nào để nói lên hết được tâm trạng vui mừng của anh chị em Chi nhánh chúng tôi khi được dọn về ngôi nhà mới khang trang và hoành tráng này! Thật khó để nói lên hết được niềm vui của mọi người, nhưng có một điều chắc chắn rằng chúng tôi đang rất tự hào về ngôi nhà mới của mình. Chúng tôi tự hào bởi lẽ, rồi đây chúng tôi sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè hay đối tác của mình với đầy vẻ kiêu hãnh: “ Đó là văn phòng của tôi - nơi tôi đang làm việc”. Nơi đó lung linh những ánh đèn chùm pha lê, nơi đó khang trang, xinh đẹp như một bông hoa giữa lòng thành phố và nơi đó cũng ẩn chứa một tình yêu Tam Kim lặng lẽ mà đầy sâu lắng.

yeu-lam-ngoi-nha-cua-chung-ta

Ngôi nhà khang trang 3 tầng được bài trí rất đẹp mắt với sản phẩm mới của Tam Kim, đó là những chiếc đèn chùm trang trí, đèn treo tường, đèn tranh hay các loại khác. Những sản phẩm mà sự lung linh, mê hoặc của nó khiến cho khách hàng không thể không ghé lại khi có dịp đi qua con phố này. Khi chuyển về ngôi nhà mới này, tất cả kinh doanh, trợ lý và kế toán đều ngồi chung 1 phòng, không còn “khung trời riêng tự trị” như ngày nào của từng phòng nữa, mà thay vào đó là sự hợp nhất của các phòng. Vì thế đôi khi cũng có những va chạm xảy ra, nhưng tất cả những điều đó đều trôi qua nhanh, chúng tôi lại cười đùa, trêu chọc nhau và cùng nhau làm việc vui vẻ bởi lẽ mọi người đều đã hiểu và yêu thương nhau như một gia đình.
Sự hợp nhất của các phòng ban sau khi chuyển về văn phòng mới như tiếp thêm nội lực làm việc của mọi người. Sự hăng say, nhiệt tình trong công việc càng gia tăng thêm. Có lẽ vậy mà số kế hoạch kinh doanh của Đà Nẵng mang tính thực thi cao với khả năng đạt kế hoạch. Kế hoạch doanh thu cho CNĐN là 21 tỷ, trong đó Roman chiếm 57.1%, TBĐ Sunmax chiếm 12.4%, PPR Sunmax chiếm 26.7%, còn lại là Kohan. So vơi kế hoạch thì hiện tại Roman đã đạt 22.5%, TBĐ Sunmax đạt 35.1%, PPR Sunmax đạt 30.8%. Thời gian này thị trường đang dần khởi sắc, đó là tín hiệu vui cho Chi nhánh, hy vọng một sự chuyển biến tích cực của thị trường mang về cho chúng tôi những kết quả hài lòng nhất. Cùng hòa với sự khởi sắc của thị trường, cán bộ kinh doanh và trợ lý vẫn tích cực trong công tác bán hàng, vẫn hăng say với công việc của mình để điểm đích ngày càng gần hơn.
Bằng cả sự đồng lòng chung sức, chúng tôi luôn cố gắng ngày hôm nay hơn ngày hôm qua, và ngày mai hơn ngày hôm nay để bản thân được phát triển nhiều hơn và đóng góp cho Tam Kim thêm nhiều thành công hơn. Và chúng tôi luôn ý thức được rằng cần phải “kết nối ước mơ”, để “nhân lên sức mạnh”, tạo thành một tập thể đoàn kết, quyết tâm cao.
(Trần Thị Trang – CN Đà Nẵng)

Note: Sao chép phải ghi rõ nguồn gốc